Quản trị logistics là gì? bao gồm những bước nào?

Thương mại trực tuyến ngày càng phát triển, khách hàng đòi hỏi các nhu cầu cao hơn về trải nghiệm, tỷ suất lợi nhuận giảm đòi hỏi cần có những bước tiến cải thiện quản trị logistics. Trong bài viết này hãy cùng kệ kho trung tải đi tìm hiểu những khía cạnh và các cách để vận hành doanh nghiệp tốt hơn.

Giới thiệu về quản trị logistics là gì?

Quản lý logistics là quá trình tổ chức, điều phối, thực hiện việc di chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa và gói hàng từ nguồn cung đến điểm tiêu dùng, kèm theo việc quản lý thông tin liên quan trong chuỗi cung ứng. Mục tiêu của quá trình này là đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả với chi phí thấp nhất.

Các hoạt động chính của quản lý logistics bao gồm thực hiện đơn hàng, quản lý kho, kiểm soát hàng tồn kho, đóng gói, dự đoán mô hình cung cầu, quản lý phương tiện vận chuyển và lái xe và nhiều hoạt động khác.

Giới thiệu về quản trị Logistics
Giới thiệu về quản trị logistics

Vai trò của quản lý logistics rất quan trọng trong việc quản lý chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Nếu được thực hiện hiệu quả, nó sẽ giúp cải thiện sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng được ưu tiên hàng đầu.

Những bước cơ bản trong quản trị logistics

Kho bãi

Kho bãi là nơi quản lý và lưu trữ hàng hóa. Trong quản lý kho bãi logistics, việc đảm bảo tình trạng, vị trí và chất lượng của hàng hóa là rất quan trọng. Các nhiệm vụ trong quản lý kho bãi bao gồm thiết kế mạng lưới, trang thiết bị, bảo quản hàng hóa và tổ chức hoạt động xuất/nhập kho.

Đồng thời, quản lý logistics còn liên quan đến việc quản lý thông tin và tổ chức các hoạt động kho bãi một cách an toàn.

Vận tải

Phương tiện vận chuyển là yếu tố quan trọng trong quản lý logistics vì chúng đảm bảo hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Vận tải ngày càng đa dạng và phát triển, làm cho việc đưa hàng đến khách hàng trở nên dễ dàng hơn.

Quản lý vận tải là bước không thể thiếu trong quản lý logistics, giúp rút ngắn thời gian và chi phí giao hàng, cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng giá trị cho khách hàng.

Các bước cơ bản trong quản trị Logistics
Các bước cơ bản trong quản trị logistics

Dự trữ

Dự trữ hàng hóa là bước không thể thiếu trong quá trình sản xuất và tái sản xuất. Nó đảm bảo nguồn cung ổn định và liên tục cho hoạt động sản xuất, cùng giúp tối ưu hóa quá trình kinh doanh và sản xuất hàng hóa.

Quản lý vật tư

Quản lý vật tư giúp bạn tìm nguồn cung vật tư đáng tin cậy và ổn định, đồng thời xác định nhu cầu vật tư cho doanh nghiệp. Đầu tư vào quản lý vật tư làm cho sản phẩm cuối cùng hấp dẫn và chất lượng khi đến tay khách hàng.

Quản lý vật tư thường bao gồm các công đoạn như xác định nhu cầu, tìm kiếm nguồn cung, thu mua vật tư và nhập khẩu và lưu trữ chúng đúng cách.

>>> 6s là gì? Những quy trình thực hiện 6s chuẩn chỉnh

Chi phí

Một doanh nghiệp không thể vận hành được nếu thiếu đi chi phí. Việc quản lý cẩn thận giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả nhất. Cần lập bảng dự trù chi phí cơ bản để đánh giá và dự báo chi phí cho quá trình logistics.

Tại sao quản trị logistics quan trọng đối với hoạt động kinh doanh?

Giảm chi phí hoạt động

Một hệ thống quản lý logistics hiệu quả sẽ không chỉ dựa vào phân tích các xu hướng và dữ liệu lịch sử để hiểu rõ về hoạt động của doanh nghiệp mà còn dự đoán được xu hướng cung cầu trong tương lai.

Điều này giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và nguồn lực, cải thiện hiệu suất kinh doanh và giảm chi phí vận hành.

Quản trị Logistics quan trọng đối với hoạt động kinh doanh
Quản trị Logistics quan trọng đối với hoạt động kinh doanh

Nâng cao trải nghiệm mua sắm

Quy trình logistics ảnh hưởng tích cực đến trải nghiệm của khách hàng thông qua việc đảm bảo quy trình giao hàng nhanh chóng và sản phẩm được giao tới khách hàng trong tình trạng tốt nhất. Việc theo dõi đơn hàng và giao hàng đúng hẹn cũng giúp xây dựng niềm tin và sự hài lòng từ phía khách hàng.

Cải thiện lợi nhuận

Quản lý logistics cung cấp cái nhìn rõ ràng về các yếu tố như nhu cầu của khách hàng, cạnh tranh, lợi ích đầu tư (ROI), sự đổi mới công nghệ, và quản lý chuỗi cung ứng.

Từ việc tối ưu hóa quy trình vận chuyển và phân phối, giảm chi phí hoạt động và tăng cường sự hiệu quả trong sử dụng nguồn lực, doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận.

Đồng thời, việc cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và chính xác cũng giúp tăng cường sự hài lòng của khách hàng và tạo ra doanh thu bền vững.

>>> 6 nhân tố tác động đến chi phí logistics

Tối ưu hóa tuyến đường

Các công ty logistic cần lập kế hoạch vận tải tuyến đường bằng cách xem xét nhiều biến số như thời tiết, tình trạng giao thông, loại hàng hóa, tài xế và phương tiện vận chuyển.

Điều này giúp giảm thiểu quãng đường và thời gian vận chuyển, hướng đến mục tiêu đảm bảo hoàn thành đơn hàng đúng hẹn và nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

Sơ đồ mô phỏng quá trình vận chuyển hàng hóa
Sơ đồ mô phỏng quá trình vận chuyển hàng hóa

Vận tải đa phương thức

Vận tải đa phương thức là việc sử dụng nhiều phương tiện vận tải khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng không trong cùng một chuỗi vận chuyển. Phương pháp này mang lại lợi ích về linh hoạt, chi phí và khả năng tiếp cận đến nhiều khu vực khác nhau, giúp tối ưu hóa thời gian và giảm thiểu rủi ro tổn thất hoặc hư hại hàng hóa.

Quản trị logistic đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp hay mô hình kinh doanh nào. Để đạt được thành công và lợi nhuận lớn cũng như đem lại trải nghiệm mua sắm tiện lợi cho khách hàng thì đây chính là giải pháp phù hợp. Hãy theo dõi kệ kho trung tải và nhấc máy lên gọi tới Hotline 0974 021 077 của chúng tôi để được tư vấn và cập nhật các thông tin hữu ích nhất.

Tham khảo thêm:

Contact Me on Zalo
0974.021.077