Bàn nâng là gì? Cơ chế hoạt động, cấu tạo, phân loại và ứng dụng

Bàn nâng được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất hàng hạng nặng, các loại thiết bị cơ khí hay xe ô tô – xe máy. Sử dụng bàn nâng sẽ tăng hiệu quả làm việc, tiết kiệm nguồn lực hơn. Vậy để hiểu rõ hơn về bàn nâng, hãy cùng Kệ Kho Trung Tải tìm hiểu ngay bài viết dưới đây!

Bàn nâng là gì?

Bàn nâng hay còn được gọi là bàn nâng thủy lực, đây là thiết bị dùng để nâng hạ các loại hàng hóa, máy móc, nguyên vật liệu có tải trọng lớn. Vì thế bàn nâng được sử dụng rộng rãi trong các nhà kho, nhà máy sản xuất tại các khu công nghiệp.

Cơ chế hoạt động của bàn nâng

Bởi vì tải trọng mỗi lần nâng lớn nên cơ chế hoạt động vô cùng chuyên nghiệp, áp dụng nguyên lý thủy lực. Chất lỏng dầu trong môi trường kín, khi có tác động của việc “bơm” sẽ tạo ra áp suất lớn, từ áp suất này sẽ chuyển hóa thành lực nâng mạnh mẽ, giúp nâng hạ bàn nâng lên vị trí yêu cầu. Vị trí nâng càng cao, tải trọng càng lớn sẽ yêu cầu lượng lớn áp suất được tạo ra.

Cơ chế hoạt động của bàn nâng
Cơ chế hoạt động của bàn nâng

Cụ thể cơ chế hoạt động theo các bước sau:

  • Bước 1: Tác động lực thông qua bộ phận “bơm” bằng tay hoặc công tắc.
  • Bước 2: Khi áp suất đủ, tạo ra lực nén để đẩy piston lên làm thủy lực sẽ di chuyển qua các van và kích hoạt bàn nâng hoạt động.
  • Bước 3: Khi bàn nâng được nâng lên hết cỡ, van sẽ được bật trở lại, chất lỏng thủy lực hồi về bình chứa và bàn nâng sẽ hạ xuống vị trí ban đầu.

Cấu tạo 4 bộ phận của bàn nâng thủy lực

Mỗi một bàn nâng sẽ được cấu tạo từ 4 bộ phận chính sau:

  • Bộ khung nâng: Đảm nhận nhiệm vụ nâng hạ bàn nâng, chịu toàn bộ trọng lực của sản phẩm vậy nên bộ khung nâng được cấu tạo từ những thanh sắt thép to và chắc chắn. Hình dáng bộ khung là hình chữ X, tùy thuộc vào độ cao mà có thể cấu tạo từ 1 hay nhiều chữ X.
  • Bộ phận thủy lực: Quyết định bàn nâng có hoạt động tốt hay không, bao gồm 1 xy lanh thủy lực 2 đầu, 1 đầu gắn với thanh nâng và 1 đầu gắn với cần bơm. Ngoài ra còn có van và dây dẫn.
  • Mặt nâng: Mặt phẳng là nơi để đặt vật dụng cần được nâng lên, gắn trực tiếp và bộ khung. Kích thước của mặt nâng sẽ phụ thuộc vào loại bàn nâng. Chất liệu tạo nên bàn nâng đó là từ thép tổng hợp cứng cáp.
  • Hệ thống bánh xe: Bởi vì bàn nâng cần thường xuyên di chuyển nên được lắp hệ thống 4 bánh xe với khả năng xoay đa chiều, dễ kiểm soát. Cũng nhờ vậy mà đẩy nhanh quá trình làm việc với bàn nâng thủy lực.
Cấu tạo 4 bộ phận của bàn nâng thủy lực
Cấu tạo 4 bộ phận của bàn nâng thủy lực

Phân loại các loại bàn nâng phổ biến

Phân loại theo cách vận hành

Dựa vào cách thức vận hành, bàn nâng sẽ được chia làm 2 loại là bàn nâng tay thủy lực và bàn nâng thủy lực điện.

Bàn nâng tay thủy lực

Là những loại bàn nâng kích thước nhỏ, hoạt động nâng đỡ hàng hòa nhờ lực bơm bằng cơ, tức là người dùng sẽ sử dụng sức lực của mình để bơm và tạo áp suất nâng bàn nâng. Khi muốn bàn nâng hạ xuống sẽ vặn nút van để xả áp xuất ra bên ngoài.

Bàn nâng tay thủy lực
Bàn nâng tay thủy lực

Với loại bàn nâng này thường có tải trọng thấp, được sử dụng cho các mô hình nâng đỡ nhỏ như nhà vườn, trang trại, xưởng sản xuất cỡ nhỏ,…

>>> Thông số kỹ thuật, phân loại và giá bán bàn thao tác

Bàn nâng thủy lực điện

Thay vì phải phụ thuộc vào sức lực con người để nâng bàn nâng thì bạn có thể dùng loại bàn nâng thủy lực điện. Nhờ hệ thống dòng điện mạnh được kết nối với bàn nâng, hệ thống sẽ tự hoạt động.

Vì thế mà loại bàn nâng tự động này được ứng dụng rộng rãi cho nhiều mô hình kinh doanh, nhà kho.

Với cách thức vận hành bằng điện, trên thị trường đang có 2 loại là loại cố định và không cố định.

  • Loại cố định: Được lắp đặt cố định một chỗ, nên đảm bảo an toàn dù sử dụng hệ thống điện phức tạp. Loại này có tải trọng lớn, chiều cao tối đa là 10m nên thường được dùng để nâng ô tô, các loại máy móc cơ khí hạng nặng.
  • Loại di chuyển: Có thể di chuyển được nhưng bị hạn chế quãng đường vì phải liên kết với các dòng điện. Cũng vì thế mà loại này có tải trọng không cao, chỉ dao động 200 – 500kg.
Bàn nâng thủy lực điện
Bàn nâng thủy lực điện

Phân loại theo tải trọng bàn nâng

Người dùng khi tìm mua bàn nâng thường sẽ tìm theo tải trọng, vậy nên các mẫu bàn nâng cũng thường được phân loại theo tải trọng.

Việc chọn bàn nâng theo đúng tải trọng của hàng hóa sẽ đảm bảo an toàn cho quá trình hoạt động và giúp bàn nâng bền hơn.

Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, người ta sẽ chọn bàn nâng có tải trọng phù hợp. Ví dụ như các mẫu bàn nâng 200 – 500kg, sử dụng hàng ngày, cho các mô hình nông nghiệp, xưởng sản xuất nhỏ lẻ.

Các mẫu bàn nâng tải trọng lớn hơn dùng để nâng hàng hóa cồng kềnh, nâng ô tô, xe máy,….

Phân loại theo tải trọng bàn nâng
Phân loại theo tải trọng bàn nâng

5 loại bàn nâng được phân loại theo tải trọng phổ biến hiện nay:

  • Bàn nâng dưới 500kg
  • Bàn nâng 1000 – 1500kg
  • Bàn nâng 1500 – 2000kg
  • Bàn nâng 2000 – 2500kg
  • Bàn nâng 2500 – 3000kg

Ứng dụng của bàn nâng thủy lực

Bàn nâng được ứng dụng phổ biến bởi giúp nâng cao hiệu quả làm việc, tiết kiệm sức lực cho nhân viên. Và dưới đây là 3 ứng dụng chính của bàn nâng:

  • Di chuyển vật dụng: Với loại bàn nâng có bánh xe di chuyển thì sử dụng để di chuyển vật dụng, nguyên vật liệu, hàng hóa một cách nhanh chóng.
  • Sử dụng để nâng đỡ các loại xe: Ở các tiệm sửa xe máy, ô tô bạn sẽ bắt gặp loại bàn nâng cố định. Việc nâng hạ xe lên cao giúp cho nhân viên sửa chữa dễ dàng và an toàn hơn.
  • Xuất nhập hàng: Bởi vì cơ chế nâng hạ dễ dàng mà bàn nâng còn được dùng để xuất nhập hàng trong nhà kho.
Ứng dụng của bàn nâng thủy lực
Ứng dụng của bàn nâng thủy lực

Dù mô hình kho hàng lớn hay nhỏ thì việc sử dụng bàn nâng để hỗ trợ quá trình làm việc cũng là điều cần thiết. Chỉ cần lựa chọn loại bàn nâng phù hợp thì bạn sẽ không cần lo lắng về các vấn đề chi phí hay cách thức hoạt động.

Đặc biệt, kết hợp bàn nâng và xây dựng nhà kho chuyên nghiệp sẽ đem đến hiệu quả công việc cao, giảm thiểu các chi phí nhân công. Chính vì thế, để được hỗ trợ xây dựng kho hàng hiệu quả, hãy liên hệ ngay đến số hotline 0974021077 của Kệ Kho Trung Tải chúng tôi.

Contact Me on Zalo
0974.021.077