Những phụ kiện kệ trung tải cần thiết khi lắp đặt

Những phụ kiện kệ trung tải cần thiết khi lắp đặt có tác dụng gì? Hầu hết các dòng kệ chứa hàng trung tải được thiết kế thông minh, dễ dàng tháo lắp, thay đổi linh hoạt. Kệ sử dụng được cả trong gia đình lẫn nhà kho, cửa hàng… mà không mất đi tính thẩm mỹ và đa năng.

Các phụ kiện kệ trung tải của One Tech

Kệ trung tải là loại kệ để hàng chuyên dụng có tải trọng trung bình từ 200 đến 1000kg trên một mâm tầng. Kệ được chia thành nhiều tầng, kích thước mỗi tầng có thể tùy chỉnh theo nhu cầu sử dụng.

Kệ trung tải được lắp ghép từ các bộ phận tách rời như: chân trụ Omega, thanh beam, thanh giằng ngang, thanh giằng chéo, sàn tôn, ốp chân trụ, đinh ốc… Vì vậy rất tiện lợi trong quá trình vận chuyển và lắp đặt kệ trung tải.

Hơn nữa với thiết kế kệ kho trung tải còn thuận tiện trong việc thay thế sửa chữa một số bộ phận nhỏ của kệ trong kho đơn giản và dễ dàng. Các bộ phận của kệ bao gồm:

Chân trụ Omega của kệ trung tải

Chân trụ Omega hay cột trụ là bộ phận chịu hoàn toàn lực tác động lên kệ. Với mỗi bộ kệ trung tải độc lập gồm 4 chân trụ được uốn gấp tạo thành mặt cắt Omega gắn vào các chân đế.

Chân trụ Omega là một phần quan trọng của kệ trung tải. Chúng được thiết kế để tạo ra sự ổn định và hỗ trợ cho kệ, giúp chịu được tải trọng từ hàng hóa được lưu trữ trên các tầng của kệ.

Với cấu trúc chắc chắn và độ bền cao, chân trụ Omega đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và ổn định cho hệ thống kệ trung tải.

Kích thước tiêu chuẩn của các chân trụ Omega là 50*30; 50*60; dày 0.8-1.6mm. Ngoài ra kích thước phi tiêu chuẩn (theo yêu cầu) thì chúng tôi còn sản xuất theo mục đích sử dụng của khách hàng. Hơn nữa sau khi đi khảo sát chúng tôi sẽ tư vấn và thiết kế 2D, 3D theo diện tích kho hàng.

Chi tiết cấu tạo chân trụ Omega - phụ kiện kệ trung tải
Chi tiết cấu tạo chân trụ Omega – phụ kiện kệ trung tải

Dọc theo cột trụ sẽ đột các hình chữ nhật nhỏ phía lưng của trụ và các lỗ tròn phần hai bên sườn. Các lỗ nhỏ hình chữ nhật được sử dụng để gài đầu nối của thanh Beam và là đơn vị đo giúp cho việc lắp ráp được dễ dàng hơn. Những lỗ tròn nhỏ được sử dụng để cố định thanh giằng, thanh Beam vào cột trụ thông qua các đinh ốc, bu lông.

Chất liệu chân trụ Omega thường là sắt không gỉ. Sự chắc chắn và độ bền của sắt giúp chân trụ Omega chịu được áp lực và tải trọng lớn mà không gây biến dạng hay hỏng hóc.

Bề ngoài chân trụ được sơn phủ hoặc mạ kẽm để tăng cường khả năng chống ăn mòn và oxy hóa, từ đó kéo dài tuổi thọ và độ bền của chân trụ.

Được thiết kế riêng biệt nên khả năng lắp đặt và tháo dỡ linh hoạt cũng là một điểm mạnh của chân trụ Omega. Chúng có thể dễ dàng điều chỉnh và tháo lắp mà không cần sử dụng các công cụ phức tạp, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình lắp đặt và bảo trì hệ thống kệ.

Thanh Beam – thanh dầm của kệ trung tải

Thanh Beam, hay còn được gọi là thanh dầm, là một phần cực kỳ quan trọng trong hệ thống kệ trung tải. Thanh Beam chịu trách nhiệm chịu tải trọng từ hàng hóa được đặt lên trên các pallet và truyền đạt nó xuống các chân trụ của kệ.

Một trong những đặc điểm quan trọng của thanh Beam là khả năng chịu tải cao và độ bền. Thanh Beam thường được làm từ thép chất lượng cao, được thiết kế và gia công một cách cẩn thận để đảm bảo sức mạnh và độ cứng. Sự chắc chắn của thanh Beam giúp nó chịu được áp lực và tải trọng lớn mà không gây biến dạng hay uốn cong.

Cấu tạo chi tiết Thanh Beam - thanh dầm - phụ kiện kệ trung tải
Cấu tạo chi tiết Thanh Beam – thanh dầm – phụ kiện kệ trung tải

Được thiết kế hình chữ ZP, gắn hai đầu nối với hai cột trụ mỗi đầu của kệ thông qua thanh gài và bulong. Tùy thuộc vào trọng tải của mỗi loại kệ mà thanh Beam có kích thước và chất lượng khác nhau.

Hai đầu nối của thanh Beam được thiết kế dạng chữ V, trên các cạnh có các vấu để gài vào cột trụ giúp cho thanh Beam luôn vuông góc với cột trụ và được đục lỗ để cố định vị trí với cột trụ bằng đinh ốc.

Thanh giằng của kệ trung tải

Thanh giằng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự ổn định và độ cứng cho kệ. Thanh giằng sẻ kết nối các chân trụ với nhau, tạo thành một cấu trúc vững chắc để chịu tải trọng từ hàng hóa đặt lên trên các kệ.

Thanh giằng thường được làm từ sắt, thép chất lượng cao, đảm bảo độ cứng và độ bền cao trong quá trình sử dụng. Sự cứng cáp của thanh giằng giúp tạo ra một bộ khung ổn định cho hàng hóa. Từ đó giảm tỉ lệ bị uốn cong hoặc biến dạng của kệ trong quá trình lưu trữ và vận chuyển.

Điểm nổi bật của thanh giằng là khả năng chịu tải trọng cao. Chúng được thiết kế để chịu áp lực từ hàng hóa được đặt lên trên kệ một cách đồng đều và an toàn.

Thiết kế mạnh mẽ của thanh giằng giúp phân phối trọng lượng một cách hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ sụt giảm hoặc sụp đổ của hệ thống kệ.

Cấu tạo chi tiết thanh giằng của kệ trung tải
Cấu tạo chi tiết thanh giằng của kệ trung tải

Hình dáng thanh giằng là các thanh tôn mỏng hình chữ C được đục lỗ hai đầu và được cố định vào hai cột trụ tại mỗi đầu bộ kệ. Kệ trung tải sử dụng hai loại thanh giằng đó là giằng chéo và giằng ngang.

Thanh giằng có tác dụng giúp cho hai chân trụ không bị cong khi chịu trọng lực. Khi đó sẽ tăng khả năng chịu tải cho kệ kho trung tải.

>>> Báo giá kệ trung tải cập nhật tháng 05/2024

Sàn tôn của kệ trung tải

Sàn tôn, còn được gọi là mâm tầng, là một phần quan trọng của kệ trung tải, đóng vai trò quyết định trong việc hỗ trợ và phân phối trọng lượng của hàng hóa được đặt lên trên.

Sản xuất từ các tấm tôn chất lượng cao, sàn tôn cung cấp một bề mặt chắc chắn và bền bỉ để đặt hàng hóa. Đồng thời giúp tăng cường sự ổn định và an toàn cho hệ thống kệ.

Sàn tôn thường có thiết kế hình chữ nhật hoặc hình vuông, tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng hàng hóa và kho lưu trữ. Bề mặt của sàn tôn thường được gia công một cách cẩn thận để tạo ra một bề mặt phẳng và không trơn trượt, giúp ngăn chặn sự trượt hay di chuyển không mong muốn của hàng hóa.

Sàn tôn không chỉ đóng vai trò là nền tảng để đặt hàng hóa, mà còn có thể được tích hợp với các hệ thống tăng cứng để tăng cường độ cứng và ổn định của kệ. Nhờ vào tính linh hoạt, sàn tôn có thể được điều chỉnh về chiều cao và khoảng cách để phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng khu vực lưu trữ.

Cấu tạo chi tiết sàn tôn của kệ trung tải
Cấu tạo chi tiết sàn tôn của kệ trung tải

Thường được sử dụng bằng tôn liền hoặc tôn đục lỗ được gấp cạnh. Phía dưới mặt tôn sẽ hàn thêm các thanh tôn Omega nhỏ gọi là tăng cứng giúp cho mâm tôn chịu được trọng lực tốt hơn. Sàn tôn được đặt lên hai thanh Beam trên mỗi tầng của kệ.

Bo lông đinh ốc của kệ trung tải

Bộ bulong đinh ốc, là một phần không thể thiếu trong việc lắp ráp và lắp đặt. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các thành phần của kệ lại với nhau. Tạo nên sự chắc chắn và an toàn trong sử dụng.

Bo lông đinh ốc của kệ trung tải
Bo lông đinh ốc của kệ trung tải

Hướng dẫn lắp đặt kệ trung tải nhẹ 300kg

Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ chi tiết

Khi lắp đặt chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ các chi tiết của một bộ kệ thép trung tải và những thiết bị hỗ trợ lắp đặt như máy bắn vít, búa, tua vít,…

Bước 2: Lắp đặt chân beam của kệ

Sau khi lắp đặt và cố định chân trụ xong thì chúng ta tiến hành lắp các thanh Beam vào với nhau. Dựng đứng thanh trụ lên và cài thanh beam vào những vị trí đánh dấu sẵn sao cho cân đối giữa các tầng. Dùng bulong siết chặt để kệ thêm chắc chắn.

Thực hiện đặt hai chân trụ omega song song, ốp chân, thanh giằng ngang tại các vị trí chuẩn bị lắp đặt. Lần lượt lắp ốc vít cố định các bộ phận để tạo khung đầu hồi. Xiết chặt ốc vít để tạo khung hồi chắc chắn.

Bước 3: Lắp mâm tôn hoàn thành lắp ráp kệ

Sau khi hoàn thiện khung kệ, chúng ta tiếp tục lắp mâm vào các thanh beam.

Tham khảo thêm:

Contact Me on Zalo
0974.021.077